Kể từ đó, AI đã mở rộng và phát triển, tác động mạnh mẽ đến ngành chăm sóc sức khỏe, cải thiện quy trình chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân, đồng thời giảm chi phí và tăng hiệu quả tổng thể. Một trong những ứng dụng AI hiệu quả nhất trong ngành y tế hiện nay là hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng và phân tích hình ảnh y khoa. Ví dụ, hệ thống IBM Watson for Oncology được biết đến rộng rãi nhờ khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu y khoa để hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra các quyết định điều trị ung thư chính xác hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh như phân tích hình ảnh X-quang, MRI và CT scan cũng mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện sớm các bệnh lý như ung thư vú và ung thư da, giúp cải thiện kết quả điều trị và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học máy tính, đặc biệt là trong lĩnh vực máy học và trí tuệ nhân tạo AI, đã mở ra những hướng phát triển mới đầy tiềm năng trong ngành y tế. Ví dụ như robot phẫu thuật, đã làm thay đổi cách thức các bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật. Năm 2000, hệ thống robot phẫu thuật da Vinci đã được FDA chấp thuận, giúp các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi một cách chính xác hơn thông qua bàn điều khiển từ xa. Năm 2013, robot Mako giúp các bác sĩ tạo mô hình 3D của khớp dựa trên CT scan và lên kế hoạch phẫu thuật chính xác trước khi tiến hành, góp phần giảm thiểu rủi ro và tăng tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật. Công nghệ nội soi bằng viên nang cũng đã được phát triển, cho phép các bác sĩ điều khiển chuyển động của viên nang từ xa, mở ra khả năng thực hiện các thủ thuật y tế chính xác hơn như sinh thiết hoặc điều trị tại chỗ.

Bên cạnh đó, AI giúp cải thiện hiệu quả trong các quy trình y tế, tạo điều kiện cho nhân viên y tế tương tác nhiều hơn với bệnh nhân. AI còn cải thiện độ chính xác và hiệu quả, xử lý lượng lớn dữ liệu y tế trong chăm sóc và điều trị, đồng thời cũng hỗ trợ giám sát sức khỏe liên tục, cảnh báo về các vấn đề tiềm ẩn và cải thiện quản lý bệnh mãn tính và nhiều lợi ích khác.

Có thể thấy rõ AI đang được ứng dụng sâu rộng trong toàn ngành Chăm sóc sức khỏe, từ việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thuốc, tối ưu hóa quản lý dịch vụ y tế, đến việc cải thiện chất lượng hình ảnh chẩn đoán và giám sát sức khỏe từ xa. Thị trường này được dự đoán sẽ đạt 1.069,13 tỷ USD vào năm 2032.

Nhiều bệnh viện lớn của Việt Nam đã ứng dụng AI trong nhiều khâu khám, điều trị và chăm sóc người bệnh. Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) đã ứng dụng mô hình CerviCare AI giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm với độ chính xác lên đến 98%. Bệnh viện Tâm Anh (HN) ứng dụng hệ thống chụp CT 768 là một kĩ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn, sử dụng tia X liều thấp để tầm soát ung thư phổi. Hệ thống cho kết quả nhanh và chính xác, quét toàn thân chỉ trong 3 – 4 giây và quét từng vùng cơ thể chỉ hơn 1 giây​, thời gian chụp giảm hơn 70% so với thông thường​.

Để giúp các doanh nghiệp có thêm góc nhìn trước khi triển khai các ứng dụng mới, FPT Digital đã thực FPT Digital đã thực hiện DxReports “Kỷ nguyên của AI trong ngành Chăm sóc sức khỏe” phác họa ra bức tranh chung, bao gồm các khuyến nghị cụ thể về việc triển khai AI trong ngành y tế.

Ông Trần Huy Bảo Giang, Tổng Giám đốc FPT Digital, Tập đoàn FPT cho biết: “Khi ứng dụng AI trong ngành y tế, có một số thách thức lớn cần giải quyết. Đầu tiên là chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu y tế cần phải được đảm bảo để AI hoạt động hiệu quả. Tiếp theo, hệ thống AI cần phải tích hợp một cách mượt mà với các hệ thống y tế hiện có, như hồ sơ y tế điện tử và các phần mềm quản lý bệnh viện. Đồng thời, cần phải có các quy định và hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo AI được sử dụng một cách đạo đức và minh bạch, tránh thiên vị và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.”

Để giải quyết các thách thức này, FPT Digital đưa ra một số khuyến nghị. Đó là, cần thiết lập quy trình chuẩn để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu y tế, đảm bảo tính chính xác và nhất quán của dữ liệu. Đầu tư vào đào tạo nhân lực chuyên môn về AI và công nghệ thông tin y tế. Việc tìm kiếm các nguồn tài trợ và hỗ trợ từ chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế, triển khai các giải pháp AI đám mây để giảm chi phí đầu tư ban đầu cũng là một giải pháp hữu hiệu. Phát triển các giao thức và chuẩn mở để hệ thống AI có thể tích hợp dễ dàng với các hệ thống y tế hiện có, đảm bảo tính liên thông và tương thích. Cuối cùng, cần thiết lập các khung quản trị và hướng dẫn đạo đức rõ ràng cho việc sử dụng AI, đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và an toàn cho bệnh nhân.

Các giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ và liên tục để tối ưu hóa lợi ích của AI trong chăm sóc sức khỏe, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và thách thức liên quan. Với việc triển khai hợp lý và hiệu quả, AI hứa hẹn mang lại những cải tiến đột phá trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Xem tiếp

Nổi bật